spot_img
spot_img
spot_img
Trang chủThông tin Đồng bằngHoàn thiện chuỗi sản xuất để nâng cao giá trị nông sản...

Hoàn thiện chuỗi sản xuất để nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu

Tiềm năng thế mạnh xuất khẩu nông sản lớn song chưa thể tạo ra những giá trị gia tăng cao, do còn nhiều hạn chế nhất là đầu tư cho khâu chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch. Vì thế việc xây dựng chuỗi giá trị cho các sản phẩm nông sản là một trong những giải pháp quan trọng để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản Việt.

Nông sản tiềm năng lớn xuất khẩu lớn nhưng thách thức không nhỏ

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN& PTNT) hiện cả nước có trên 7.500 doanh nghiệp (DN) chế biến nông – lâm – thủy sản quy mô công nghiệp, có gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nhỏ lẻ, hộ gia đình. Ước tính mỗi năm có khả năng chế biến, sơ chế, bảo quản khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông – lâm – thủy sản. Hiện Việt Nam có 8 mặt hàng xuất khẩu giá trị tỷ USD gồm rau quả, hạt điều, gạo, cà phê, cao su, tôm, gỗ, cá tra. Sản phẩm nông sản của Việt Nam đã xuất khẩu trên 186 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hoàn thiện chuỗi sản xuất để nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu
Nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu cần chú trọng bảo quản sau thu hoạch, chế biến sâu

Trong 4 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản đạt 32,07 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt khoảng 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 46,9% thị phần, châu Mỹ chiếm 27,6%, châu Âu 10,0%, châu Đại Dương 1,4% và châu Phi 1,4%.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy đến nay công nghệ bảo quản sau thu hoạch, trình độ quản lý chất lượng sản phẩm nông sản còn nhiều hạn chế. Cụ thể, tổn thất sau thu hoạch còn lớn, dao động từ 10- 25%, phương pháp bảo quản còn đơn giản, lạc hậu. Cơ cấu sản phẩm sơ chế có giá trị gia tăng thấp, chiếm tới 70 – 80%; sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm 15 – 30%. Các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu hàng hóa. Trình độ và năng lực công nghệ trong chế biến một số nông lâm thủy sản chỉ ở mức trung bình tiến tiến.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, thị trường nhiều mặt hàng nông sản có xu hướng giảm và chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn… Đặc biệt, đại dịch vẫn diễn biến phức tạp làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản… Tất cả những thách thức này đòi hỏi các ngành liên quan, DN, hợp tác xã, nông dân phải thay đổi từ cái gốc sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, xúc tiến thương mại cho nông thủy sản một cách bài bản, hiệu quả.

Hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất nông sản

Đánh giá của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho thấy tại Việt Nam tổn thất sau thu hoạch chiếm 10% sản lượng lúa, 10 – 20% cây lấy củ và 10 – 30% rau quả và trái cây. Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam, tổn thất sau thu hoạch trị giá hơn 3 nghìn tỷ đồng (132 triệu USD)/ năm. Các phương pháp bảo quản của Việt Nam còn lạc hậu, vận chuyển, bảo quản và bảo quản lạnh kém chất lượng và các sản phẩm được chế biến sâu còn hạn chế.

Ở góc độ của DN, theo ông Nguyễn Hoàng Cung – Giám đốc Công ty TNHH Nông sản sạch Ðại Thuận Thiên (Cần Thơ) khi xuất khẩu trái cây như xoài sang Hoa Kỳ, Canada vận chuyển trên biển mất 30- 35 ngày, nếu đáp ứng yêu cầu các kỹ thuật, giấy tờ, mà bảo quản không tốt sản phẩm hư hao, khách không nhận hàng. Còn ngược lại, chỉ chú trọng bảo quản mà không chú ý đến quy trình sản xuất, chất lượng thì qua nước nhập khẩu không đảm bảo quy chuẩn cũng không thể bán được. Vì thế, ngoài công nghệ bảo quản trái cây, nông sản sau thu hoạch còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn vùng trồng, chăm sóc, thu hoạch, logistics… theo một chuỗi giá trị nông sản mới có thể nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu.

Giải quyết bài toán này theo PGS -TS Phạm Anh Tuấn (Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch- Bộ NN& PTNT) Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến đồng bộ với quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao và hệ thống quản lý chất lượng hiện đại trong bảo quản, chế biến, đảm bảo kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường…

Ngoài ra, theo Ông Jos Leeters – Giám đốc Công ty Bureau Leeters (Hà Lan) để tận dụng cơ hội và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, các DN cần nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, vượt qua các rào cản phi thuế quan cũng như đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu và các thị trường xuất khẩu đòi hỏi ngày càng khắt khe về giá trị, chất lượng. Các cơ hội mang lại từ các FTAs thế hệ mới mà Việt Nam đã và đang thực thi cũng mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu nông sản.

Thanh Thanh

Nguồn: https://congthuong.vn/

Tin Mới