spot_img
spot_img
spot_img
Trang chủHoạt động CPAThị trường Singapore và Malaysia: Nhiều cơ hội xuất khẩu hàng nông,...

Thị trường Singapore và Malaysia: Nhiều cơ hội xuất khẩu hàng nông, thủy sản ĐBSCL

Cục Xúc tiến Thương mại, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư-Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ vừa phối hợp tổ chức Hội nghị đón đoàn doanh nghiệp nhập khẩu Singapore và các nước vào Việt Nam giao dịch mua hàng tại TP. Cần Thơ. Hơn 30 doanh nghiệp Singapore và Malaysia cùng hơn 100 doanh nghiệp ĐBSCL đã đến dự Hội nghị.

            Các diễn giả, doanh nghiệp trao đổi thảo luận với doanh nghiệp

Tại Hội nghị, bà Doãn Thị Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, thông tin cho biết Malaysia và Singapore-2 nước thành viên ASEAN luôn thuộc danh sách các nước có quan hệ thương mại đầu tư lớn của Việt Nam.

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN là 56,29 tỷ USD, Quí I/2019, thị trường ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 6,3 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước và thị trường nhập khẩu lớn thứ ba của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu đạt 8,2 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.

 “Nhằm góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước Singapore, Malaysia và qua đó góp phần thúc đẩy cộng đồng kinh tế ASEAN, Bộ Công Thương và UBND TP. Cần Thơ đã phối hợp trủ chì Hội nghị mời các nhà nhập khẩu nước ngoài, các nhà nhập khẩu Malaysia và Singapore tham dự Hội nghị giao thương với các doanh nghiệp Việt Nam tổ chức tại TP. Cần Thơ-TP trung tâm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với nhiều tiềm năng sản xuất, xuất khẩu đặc biệt là các sản phẩm nông thủy sản, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến của Việt Nam.

Chúng tôi hy vọng, Hội nghị này, các doanh nghiệp, tổ chức, các chuyên gia chia sẻ những thông tin quí báu về tiềm năng thị trường xuất khẩu, tiềm năng cung ứng, cơ hội hợp tác đầu tư, hợp tác sản xuất, kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các nước, hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt thông tin, chủ động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam, Singapore và Malaysia có cơ hội chia sẽ kinh nghiệm, tìm kiếm được đối tác, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tìm được đối tác mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp các nhà nhập khẩu  nước ngoài tìm kiếm các nguồn cung ứng sản phẩm nhập khẩu chất lượng, tin cậy, ổn định.” Bà Doãn Thị Thu Thủy, kỳ vọng.         

Lãnh đạo TP. Cần Thơ trao tặng bức ảnh Chợ nổi Cái Răng cho Đại diện Đoàn doanh nghiệp Singapore

Bà Huỳnh Thiên Trang, Phó giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, thông tin cho biết ĐBSCL có 03 tiềm năng lợi thế lớn là: nông nghiệp với các mặt hàng lúa gạo, thủy sản và trái cây; kinh tế biển với đánh bắt hải sản; công nghiệp chế biến thực phẩm và may mặc. Sản lượng lúa đạt 20 triệu tấn, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu gạo của ĐBSCL đạt 2,7 tỷ USD. Sản lượng thủy sản 4,47 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu năm 2018 với mặt hàng cá tra đạt 2,17 tỷ USD, tôm đạt 3,44 tỷ USD. Diện tích cây ăn trái toàn vùng ĐBSCL gần 300 ngàn ha, chiếm gần 38% điện tích cả nước, sản lượng trái cây năm 2018 đạt 3,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 2,6 tỷ USD… Các nước nhập khẩu hàng hóa nông thủy sản ĐBSCL là Mỹ, châu Âu, châu Á, Trung Quốc và các nước ASEAN.

Chia sẻ với Hội nghị, bà Nguyễn Phương Trang, Giám đốc phát triển kinh doanh Công ty Innovative Hub (IH), là đối tác dịch vụ toàn cấu của Alibaba.com tại Singapore, cho rằng hàng hóa nông thủy sản ĐBSCL có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Singapore. Nhu cầu của các nhà nhập khẩu Singapore là gạo, thủy hải sản, hạt điều, mật ong, nước mắm, cà phê, hàng may mặc, nội thất văn phòng…

                   Các doanh nghiệp ký kết hợp tác

Ông Ramlan Osman, Giám đốc kinh doanh Công ty Việt Nam Halal thông tin cho các doanh nghiệp ĐBSCL biết được tiềm năng thị trường Malyasia và những lưu ý khi tiếp cận thị trường Malaysia và các nước Hồi giáo. Ông Ramlan Osman thông tin cho biết dân số Hồi giáo toàn cầu năm 2016 đã lên đến 1,8 tỷ người chiếm 23% tổng dân số trên toàn thế giới và sẽ tăng lên 27% tổng dân số vào năm 2030, với mức tiêu thụ ước tính cho các sản phẩm Halal là 7,7 ngàn tỷ USD (hiện tại 2,8 ngàn tỷ USD). Hàng hóa tiềm năng của Halal là gạo, rau, củ và gia vị. 20 sản phẩm Halal của Việt Nam có tiềm năng đứng đầu về xuất khẩu năm 2016 là tiêu xanh, gạo, hạt điều, cà phê hòa tan, thực phẩm chế biến, các loại trái cây, bánh ngọt, mật ong, đồ uống không cồn, thức ăn gia súc…

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng, Giám đốc Marketing, Văn phòng chứng nhận Halal đã giới thiệu hướng dẫn các điều kiện để đạt chứng nhận Halal quốc tế với các doanh nghiệp ĐBSCL. Đây được xem như là giấy thông hành để hàng hóa nông thủy sản ĐBSCL xuất khẩu vào các nước Hồi giáo.

Tại Hội nghị, đã có 03 hợp đồng ghi nhớ hợp tác đã được ký kết. Đó là Công ty TNHH Đầu tư Đan Việt, chuyên sản xuất sản phẩm từ gỗ, cung ứng gỗ dăm để sản xuất nguyên liệu bột giấy và ván MDF, với Công ty One Third Technologies PTE LTD; Công ty  CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản top 10 của Việt Nam,  chuyên chế biến các mặt hàng cá tra, tôm xuất khẩu, với  Công ty Ukm Unipeq và Công ty TNHH Green Powers- thương hiệu vua bưởi, đơn vị sản xuất và kinh doanh nhiều sản phẩm đặc sản của Bến Tre, với  Công Koay Kak Seng Enterprise SDN BHD.

Huỳnh Biển

Nguồn: http://tbdn.com.vn

Tin Mới