spot_img
spot_img
spot_img
Trang chủHoạt động CPATọa đàm “Thị trường nào cho bánh dân gian?”

Tọa đàm “Thị trường nào cho bánh dân gian?”

Sáng ngày 16/4 tại Hội trường Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ đã diễn ra Tọa đàm “Thị trường nào cho bánh dân gian?”.Nhằm góp phần tìm ra giải pháp bảo tồn và mở rộng thị trường cho sản phẩm bánh dân gian Nam bộ. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ 2019, do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ (C)PA và Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Group) phối hợp tổ chức.
ông Trần Minh Hùng – Tổng biên tập Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn

phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Trần Minh Hùng – Tổng biên tập Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn, cho biết trong bốn ngày qua, đã có hàng trăm nghìn lượt du khách đến với Cần Thơ để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của vùng đất phương Nam, cụ thể là đặc sản bánh dân gian. Điều này chứng tỏ gần 100 sản phẩm bánh của bà con bốn dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm của vùng đất Nam bộ vẫn được rất nhiều người ưa thích.

Tuy nhiên, do đặc điểm nhiều loại bánh dân gian liên quan đến nguyên liệu tươi, chế biến thủ công, không sử dụng chất bảo quản, bao bì tạm… nên việc tiêu thụ các sản phẩm độc đáo này phần lớn chỉ thu hẹp ở thị trường nhỏ lẻ, ngắn ngày, kiểu “trong nhà ngoài chợ” hoặc tham gia lễ hội như Lễ hội lần này, chứ chưa vào được nhiều trong hệ thống siêu thị hoặc xuất khẩu.

“Nhằm góp phần mở rộng thị trường cho các sản phẩm bánh dân gian uy tín ở Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung, qua đó góp phần bảo tồn nghề truyền thống và nâng thu nhập cho người làm bánh dân gian, tọa đàm “Thị trường nào cho bánh dân gian” được mở ra, thu hút các chuyên gia tư vấn, nhà quản lý, nghệ nhân làm bánh, các doanh nghiệp, đại diện ngành du lịch, thầy cô giáo, các bạn sinh viên cũng như các nhà báo có mặt và cùng trao đổi trong buổi sáng hôm nay”, ông Trần Minh Hùng nhấn mạnh ý nghĩa của buổi tọa đàm.

Ông Đoàn Hữu Đức – Phó Chủ tịch, Tổng giám đốc Cty Tư vấn Việt Nam (Vietam Consulting Group – VCG)

Theo ông Đoàn Hữu Đức, bánh dân gian len lỏi từ miền quê sông nước đến hang cùng ngõ hẻm mọi đô thị đã đi vào ký ức của nhiều thế hệ người Việt ở TPHCM và các tỉnh thành miền Tây. Bánh dân gian là một phần của ẩm thực đường phố Việt Nam, là điểm đến của các tour tuyến du lịch, ngoài phong cảnh và công trình văn hóa. Tuy nhiên trên thực tế, việc để chiếc bánh dân gian Nam Bộ được bước ra thị trường rộng lớn hơn hay cụ thể là vào được khách sạn 5 sao, hệ thống siêu thị hiện nay đang vướng nhiều trở ngại.

Bà Phạm Thị Mỹ Hạnh – đại diện Làng bột Sa Đéc chia sẻ truyền thống 100 năm hình thành và phát triển của làng nghề

Bà Hạnh cho biết, chiếc bánh ngon bắt nguồn từ nguyên liệu bột. Sa Đéc là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với vị trí địa lý nằm giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Dòng nước sông này khi kết hợp với hạt gạo của đồng bằng sông Cửu Long đã tạo nên bột Sa Đéc trắng, mịn, nhuyễn, dẻo, thơm. Làng bột Sa Đéc được hình thành và phát triển hơn 100 năm nay bởi những người dân chịu thương, chịu khó bám nghề, có những gia đình đã trải qua 3-4 đời làm nghề.

Ông Vũ Thống Nhất, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố Cần Thơ

Ông Vũ Thống Nhất đưa ra nhận xét, nét độc đáo của bánh dân gian Nam bộ đến từ nguồn nguyên liệu dồi dào, mang tính “riêng có”, “độc quyền” được khai thác tại chỗ của châu thổ Cửu Long, khiến cho tấm bánh Nam bộ mang sắc thái riêng, hương vị ngọt ngào riêng.

Nghệ nhân Bảy Muôn

nghệ nhân Trương Thị Chiều, với thương hiệu bánh dân gian Cô Chín Bình Thủy.

Sau những ý kiến, đóng góp được bàn luận sôi nổi cho câu chuyện mở rộng thị trường cho các sản phẩm bánh dân gian uy tín ở Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung, ông Nguyễn Minh Toại – Giám đốc Sở Công thương Thành phố Cần Thơ, phát biểu kết thúc buổi Tọa đàm. Ông Nguyễn Minh Toại cho biết, với hoạt động và chủ đề được đề ra “Thị trường nào cho bánh dân gian” cho thấy có rất nhiều mong muốn lẫn rào cản khiến bánh dân gian khó phát triển xa hơn, rộng hơn.

Tọa đàm “Thị trường nào cho bánh dân gian” đã khép lại thành công, mang đến cái nhìn toàn cảnh cho mục tiêu mở rộng thị trường bánh dân gian Nam bộ, góp phần bảo tồn nghề truyền thống và nâng cao thu nhập cho các nghệ nhân giữ lửa cho nghề.

Nguyễn Thư

Tin Mới